“Deep work” là gì và tại sao bạn cần nó trong thời đại số? (phần 1)

Đã nửa năm 2023 trôi qua rồi và các bạn chắc đang tự hỏi mình đã làm được gì trong thời gian qua và sau khi tổng kết, có thể các bạn vẫn…chưa làm được nhiều cho lắm 😀

Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những bí kíp có thể làm được nhiều việc hiệu quả mà mình khám phá ra được trong những năm gần đây chính là việc áp dụng một từ khóa đơn giản trong công việc và cả cuộc sống. Đó chính là từ khóa “Deep work” mà mình có nhắc đến trong một video review về “5 cách làm việc hiệu quả hơn nhờ Deep work” và 7 cuốn sách nên đọc trong mùa giãn cách trước đây của mình.

Bài viết này được chia làm 2 phần.

Phần 1: “Deep work” là gì ? Và tại sao chúng ta cần Deep Work?

Phần 2: Ứng dụng của “Deep Work”

Nguồn ảnh: Google

1. “Deep work” là gì?

Mình sẽ giải thích ngay lập tức, nhưng trước đó căc bạn thử ngẫm nghĩ một số câu hỏi sau đây nhé:

  • Lúc nào bạn cũng thấy mình bận rộn nhưng đồng thời cũng không thấy mình đủ thời gian để làm việc?
  • Bạn luôn có 1 đống to do list từ 1-10 nhưng đến cuối ngày mà vẫn chưa hoàn thành xong được 1/3 chỗ công việc đó?
  • Bạn có hay bắt gặp mình đang ngồi lướt Instagram, xem Facebook rồi sau đó mới bắt đầu làm việc, và lúc nhận ra thì đã đến giờ ăn trưa?
  • Bạn lờ mờ nhận ra có thể kỹ năng tập trung của mình hơi kém và rằng nếu cứ đà này thì bạn chẳng thể nào hoàn thiện được công việc gì ?

Nếu như các bạn cũng có tình trạng như trên thì xin chúc mừng các bạn, mình cũng giống như các bạn thôi! Có những lúc mình rất hay mất tập trung, không làm được gì và cuối cùng chỉ thở ngắn than dài xem tại sao mình lại như thế! Sau khi hiểu được tình trạng của bản thân, mình đã tham khảo một số phương pháp trên mạng cũng như trong sách, và cuối cùng bắt gặp được cuốn sách có tên là “Deep Work – làm ra làm, chơi ra chơi”

Cal Newport – Tác giả cuốn sách Deep Work

Tác giả của cuốn sách là Cal Newport, một cây viết chất lượng và là một chuyên gia về khoa học máy tính ở đại học Georgetown University. Ông cũng là một trong những người làm việc năng suất nhất mình từng biết khi vừa làm giáo sư ở trường đại học và vừa xuất bản sách, làm youtube và podcast như trong một bài viết trước đây mình có đề cập. Những cuốn sách khác cũng cùng tác giả Cal Newport viết bao gồm: “Deep Work”, “So good that they can’t ignore you”, “How to become straight A student”…Ông cũng hay chia sẻ về Study Hacks (những chiến thuật về học tập) trên blog của mình: https://www.calnewport.com/blog/

Cuốn sách “Deep Work – làm ra làm, chơi ra chơi” này đến với mình khá là đúng thời điểm, khi mình cần tập trung rất nhiều cho công việc và những dự án khác của cuộc sống. Khi bạn có quá nhiều việc và việc nào bạn cũng muốn làm tốt, thì việc bạn luyện được Deep Work bao nhiêu thì bạn cũng có thể giúp cho bản thân mình hoàn thành được tốt hơn những đầu công việc cần làm bấy nhiêu (bên cạnh việc tìm ra việc nào là quan trọng nhất để làm như trong một bài viết về “The One thing – điều quan trọng nhất” mà mình có đề cập)

Theo như cuốn sách thì trong xã hội ngày nay, chúng ta hay bị phân tâm bởi:

  • Các trang mạng xã hội: facebook, Instagram, Youtube…
  • Các công việc mang tính hời hợt, to-do list (hay còn gọi là Swallow work)
  • Những công việc không tên nằm ngoài dự định: đi rửa bát, quét nhà, nhận hàng ship… 🙂

Sau khi đọc xong cuốn sách này thì “Deep work” với mình giờ là một kỹ năng quan trọng trong thời đại công nghệ số nhưng dường như hay bị bỏ quên. Mình cũng đã giới thiệu về cuốn sách này trong video 5 cách làm việc hiệu quả hơn nhờ Deep work Vậy làm việc sâu là như thế nào?

Trước khi đến với làm việc sâu thì chúng ta cần biết đến một tình trạng mà ai trong số chúng ta cũng có đôi lần mắc phải đó là làm việc hời hợt hay còn gọi là Shallow Work

2. Làm việc hời hợt (Shallow Work): là những công việc không yêu cầu trình độ nhận thức quá cao, thuộc dạng công việc hậu cần, thường khi không quá tập trung cũng có thể thực hiện được

VD: trả lời email không quan trọng, làm các to do task mang tính nhỏ nhặt, tham gia những cuộc họp meeting

Đừng hiểu sai ý mình. Tất nhiên những công việc kể trên vẫn cần thiết và vẫn cần phải tiến hành để guồng quay công việc vẫn được tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ sa đà vào những công việc không sâu sắc thì hiệu suất và hiệu quả công việc của chúng ta sẽ không được cải thiện, chỉ loanh quanh với những công việc đó sẽ không khiến chúng ta tiến lên được trong công việc.

Đối lập với việc làm việc hời hợt chính là làm việc sâu.

3. Làm việc sâu (Deep Work): là những hoạt động chuyên môn được thực hiện ở trạng thái tập trung không bị phân tán tư tưởng nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức đi đến điểm giới hạn. Những nỗ lực này sẽ tạo ra những giá trị mới, cải thiện kỹ năng và đặc biệt, chúng rất khó sao chép

Làm việc sâu
là những hoạt động chuyên môn được thực hiện ở trạng thái tập trung không bị phân tán tư tưởng nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức đi đến điểm giới hạn. Những nỗ lực này sẽ tạo ra những giá trị mới, cải thiện kỹ năng và đặc biệt, chúng rất khó sao chép

DeeP work – James Clear

Những công việc đòi hỏi sự tập trung cao có thể kể đến như viết một bản đề xuất, viết tiểu luận, xây dựng kế hoạch dự án, viết tiểu thuyết, hoặc viết blog chẳng hạn.

Để lấy ví dụ cho những người làm việc sâu thì chúng ta có thể kể đến một ví dụ rất tiêu biểu là tác giả của bộ sách nổi tiếng JK Rowling. Để hoàn thành cuốn sách cuối cùng “Harry Potter và the Deathly Hallow”, bà đã thuê hẳn một khách sạn với mức giá $1000/ngày để vào ngồi hoàn toàn yên tĩnh và tập trung để viết. Tất nhiên bạn có thể tự hỏi tại sao không đóng cửa ở nhà để viết là xong? Nhưng thử tưởng tượng là ở nhà còn phải nấu nướng, chăm sóc con cái, rồi có những vấn đề về nhà cửa cần phải giải quyết thì làm sao có thể tập trung mà làm ra một tác phẩm đồ sộ như vậy. Thế nên là bà đã chấp nhận chi trả ở múc $1000/ngày để có thể có động lực to lớn (có thể gọi vắn tắt là nếu không làm thì mất tiền :)) để hoàn thiện được tác phẩm đó.

Hay như một ví dụ khác về Bill Gates tổng giám đốc điều hành của Microsoft. Khi mình xem bộ phim tài liệu có tên là Inside Bill’s Brain. Trong những khoảng thời gian nhất định khoảng 2 lần/năm, ông cũng đã tiến hành một thói quen gọi là “Tuần Suy Nghĩ”. Trong khoảng thời gian này, ông sẽ không làm gì khác ngoài việc đọc sách, ghi chú và suy nghĩ về những ý tưởng lớn. Điều này đã khiến cho rất nhiều những kế hoạch lớn trên thế giới đã được thực hiện như việc hỗ trợ cho những trẻ em nghèo của Châu Phi hay các dự án thiện nguyện khác mà ông đứng ra thực hiện.

Mình vẫn rất thích hình ảnh này của Bill và vợ

Nhưng nhiều người có thể sẽ có sự nhầm lẫn giữa bận rộn và hiệu suất. Họ lầm tưởng rằng sự bận rộn đại diện cho hiệu suất công việc. Vì khi không có những chỉ dẫn rõ ràng cho biết năng suất và gia trị trong công việc, nhiều người lao động trí óc sẽ quay lại với việc sự thể hiện năng suất rõ ràng nhất, chính làm thật nhiều việc dễ thấy, trả lời email dồn dập để tỏ ra mình bận rộn.

Vậy thì giải pháp cho vấn đề này là gì? Các bạn hãy đón xem phần 2 mình sẽ đăng ở tuần tiếp theo nhé!

Mình xin cảm ơn và chúc các bạn có một cuối tuần bình yên và vui vẻ!

Love from Journey With May!

Nguồn ảnh: Google

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận